Main
Kim cổ cách ngôn
Kim cổ cách ngôn
Lương Văn Can
5.0
/
5.0
0 comments
Cổ nhân có ba điều bất hủ : một là lập đức, hai là lập công, ba là lập ngôn. Này như có đức hạnh để làm tiêu biểu cho người, thì người ta sùng bái vô cùng. Có công nghiệp để tế độ cho người, thì người ta nhớ ơn vô cùng, hai sự ấy còn mãi không bao giờ mất, lẽ ấy đã đành rồi. Đến như lời nói, chỉ là ngôn ngữ chưa có thực-sự, sao cũng gọi là bất hủ ?. Bởi vì lời nói là tiếng trong lòng, có tư tưởng đều gì thì phát ra lời nói, nói ra mà nghĩa lý chính đáng ai ai cũng lấy làm phải, đời đời cũng lấy làm phải, bởi lời nói ấy mà lập nên đức tốt thành được công to, thế thời thời lưu truyền mãi mãi, dẫu muôn đời cũng không đổi, còn bao giời mà nát mất, chả phải bất hủ là gì ?. Lời nói bất hủ gọi là cách-ngôn, xưa nay thánh hiền cách-ngôn nhiều lắm, nghĩa lý rất là thâm thuý cao thượng, và đều là chữ ngoại quốc, chưa dễ mấy người hiều hết được. Bây giờ đương là thời đại quốc-văn thịnh hành, tất phải dịch ra quốc-văn thì quốc-dân mới có thể phổ thông được cả. Nên tôi nay chích lấy những lời cách-ngôn của thánh hiền Âu, Á, Mỹ, dịch làm quốc-văn, trước biên chữ nho, sau biên chữ quốc-ngữ, lại biên chữ một ở dưới, rồi mới dịch hết đại ý để cho người ta ai cũng hiểu được, gọi là “Kim Cổ Cách Ngôn”. Sách này câu nói thì ngắn mà lý thú thì giải, không đối đáp như sách Tình-sử, không hoang đường như sách Phong Thần, toàn là khuyên người ta phải cần kiệm lo nghĩ, dặn người ta đừng kiêu xỉ hoang loàng, chỉ bảo con đường lập thân tinh-vi chu-mật không sót lý gì, thực là một cái gương báu ở trước mắt, một cái hộ phù để giữ mình. Bọn thanh niên ta tiền trình còn giải, nghĩa-vụ còn lầm, đã làm một phần người trong quốc-dân, tức có một phần nghĩa-vụ trách nhiệm, hẳn phải biết học phổ thông, trước làm ích mình, sau làm ích nước mời là không hư-sinh một đời, nếu biết dựa theo cách-ngôn này mà suy ra thực sự, làm được một câu thì có ích nhiều việc, đừng bảo rằng không ngôn vô dụng mà chớp mắt bỏ qua, thì tác giả lấy làm mong lầm. Nay tựa Ôn-Như LƯƠNG-VĂN-CAN Lương Văn Can (1854-1927), tự là Hiếu Liêm và Ôn Như, hiệu Sơn Lão, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Sinh ra trong gia đình nghèo nhưng có truyền thống hiếu học và yêu nước, thuở nhỏ ông từng làm nghề thợ sơn để mưu sinh và theo đuổi con đường học hành. Năm 1871, ông đỗ Tam trường kỳ thi Hương. Năm 1874, ông đỗ Cử nhân khi mới 21 tuổi. Mặc dù có cơ hội làm quan, ông đã từ chối chức Giáo thụ phủ Hoài Đức do triều Nguyễn bổ nhiệm và từ chối làm ủy viên Hội đồng thành phố Hà Nội do thực dân Pháp đề cử. Thay vào đó, năm 1879, ông mở trường dạy học tại số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội. Sự nghiệp của ông gắn liền với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Tháng 3/1907, ông cùng các nhà nho yêu nước thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục và giữ chức Thục trưởng (Hiệu trưởng). Tuy nhiên, đến tháng 11 cùng năm, trường bị thực dân Pháp đóng cửa. Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố. Năm 1913, ông bị đày đi “an trí” ở Phnômpênh (Campuchia). Tại đây, ông cùng con gái, con dâu lập nhiều cửa hiệu, thiết lập đường dây buôn bán xuyên quốc gia Việt Nam – Campuchia. Năm 1921, ông được phép về Hà Nội, tiếp tục mở trường Ôn Như, vừa dạy học vừa soạn sách cổ vũ “tân học”. Lương Văn Can không chỉ là một nhà nho yêu nước, một nhà giáo dục tiên phong mà còn là một nhà tư tưởng kinh tế với nhiều đóng góp quan trọng. Ông được xem là nhà kinh tế học tiên phong của lịch sử Việt Nam hiện đại với những tư tưởng thực nghiệp và tầm nhìn kinh tế nhạy bén. Ngày 13/6/1927, Lương Văn Can qua đời tại Hà Nội, để lại di sản tinh thần quý báu cho các thế hệ sau. “Kim Cổ Cách Ngôn” đã được tái bản nhiều lần, phiên bản mới nhất được NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản năm 2025, với 212 trang, khổ 13×19 cm. Gần một thế kỷ sau khi ra đời, tác phẩm vẫn mang giá trị thời đại và là kim chỉ nam cho những ai muốn học hỏi về đạo làm người, đạo kinh doanh và các giá trị nhân văn bền vững.
Comments of this book
There are no comments yet.